Home / Ôn thi môn Ngữ văn / Ngữ văn lớp 10 / Phân tích áng thiên cổ hùng văn “Bình ngô đại cáo”

Phân tích áng thiên cổ hùng văn “Bình ngô đại cáo”

Đề bài: Anh chị phân tích áng thiên cổ hùng văn “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn trãi

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng của dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Nguyễn Trãi tên hiệu ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở xã Chi Ngại (Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn. Ông đã để lại cho đời sau một di sản to lớn về quân, văn hóa, lịch sử, địa lí, ngoại giao… đặc biệt là sự nghiệp văn học. Trong đó tiêu biểu là tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Tác phẩm này được coi là Áng thiên cổ hùng văn.

Vì tác phẩm có nội dung về tình yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện sức mạnh quyết liệt, khí thế hào hùng lòng căm thù giặc. tác phẩm này đã ghi lại cuộc chiến đấu đau thương của nhân dân ta trong thời kì chống quân Minh. Trong bài Cáo còn chỉ rõ những âm mưu và chiến lược đánh giặc đúng đắn khiến quân thù khiếp sợ.

Tác giả đã đã sử dụng những lời văn biền ngẫu hùng tráng, từ ngữ sắc bén như những mũi dao nhọn đâm vào quân xâm lược khiến chúng phải khiếp sợ. Từ đó bài Cáo đã trở thành âm vang hào hùng của non sông Việt Nam ghi lại ý chí, khát vọng hòa bình và tinh thần dũng cảm chống giặc ngoại xâm. Đó là tư tưởng nhân nghĩa khẳng định đạo lí ở đời của nhân dân ta.

Vào mùa xuân năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi hoàn toàn, nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết “ Bình Ngô đại cáo” để khẳng định chiến thắng oanh liệt và nước Đại Việt chuẩn bị bước sang một kỉ nguyên mới.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

“ Nhân nghĩa” ở đây là đề cao đạo đức tình nhân ái của con người biết làm những việc tốt để giúp người khác mà rộng hơn là giúp cho vận mệnh của cả một đất nước. Theo Nguyễn Trãi nhân nghĩa là yêu nước thương dân nên phải chiến đấu để đánh đuổi giặc giành là hòa bình cho nhân dân. Trong nhiều bức thư gửi tướng tá giặc Minh, Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nhân dân và dân tộc, nêu cao nhân nghĩa, vạch trần tội ác và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bè lũ chúng: “Nước này nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng là “điếu dân phạt lội”, kì thực làm việc bạo tàn, ăn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn các làng không được sống yên. Nhân nghĩa mà lại thế ư?”.

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ

Thông qua đó tác giả khẳng định nền văn hoá Việt Nam và con người Việt Nam, một dân tộc văn minh, anh hùng. Và thời kì giữ nước và dựng nước của nhân dân ta:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nên độc lập,

Cùng Hán. Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”.

Tác giả khẳng định nước Việt Nam là một nước có nền văn hiến rất lâu đời và có những phong tục văn hóa riêng của dân tộc dù quân Minh có áp bức như thế nào đi chăng nữa thì con người Việt nam vẫn mãi không quên những phong tục tập quán ở mỗi miền tổ quốc trên đất nước mình. Tác giả còn nêu lên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ở nhiều đời khác nhau: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nên độc lập” dù kẻ thù có mạnh có nhiều nhưng dân ta một lòng đoàn kết để chiến đấu chống giặc ngoại xâm mang lại hòa bình cho đất nước mình. Tinh thần yêu nước của nhân dân là một truyền thống đẹp và vẻ vang tạo nên sức mạnh lớn trong các cuộc kháng chiến.

Năm 1407 nhà minh sai Trương Phụ Mộc thanh mang quân sang xâm lược nước ta với cớ “ phù Trần diệt Hồ” nhưng thực chất là chia cắt đất nước ta thành hai miền để chúng cai trị cho dễ và thực hiện những chính sách đàn áp dã man:

Xem thêm:   Phân tích bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung

“Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa.

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”.

Đồng thời tác giả nêu lên tội ác dã man của chúng:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

Chúng thật sự không đáng làm con người mà độc ác và tàn nhẫn. khiến nhân dân ta đau đớn xót xa căm phẫn mà nhẫn nhục.

“Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi

Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng,

Nhiều nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ.

Nheo nhóc thay ké goá bụa khốn cùng…”

Chúng đẩy nhân dân ta vào bước đường cùng thi hành những chính sách cai trị bóc lột dã man “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”. Chúng lấy hết đi những tài nguyên của dân tộc đã đành đây chúng còn ép người quá đáng. Điều này càng đẩy lòng thù hận của nhân dân lên đến tột đỉnh. Tội ác của chúng không để đâu hết tội và không có cách nào rửa sạch được những tội ác dã man mà chúng đã gây ra cho nhân dân ta.

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội.

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi!”.

Tác giả đã phải lấy trúc Lam Sơn, nước Đông Hải những cái vô hạn để nói về tội ác của chúng. Thật đáng ghê sợ lũ quân Minh. Chính vì vậy mà khiến Lê Lợi tuyên bố sống không đợi trời chung với giặc:

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh.

Ngẫm trước đến nay: lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”.

Như vậy ta thấy được Lê lợi là một vị anh hùng kiệt xuất với lòng đôn đáo chiến thắng quân thù mang cái độc lập về cho nhân dân. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không quá 2000 người, quân thì ít mà vật dụng chiến đấu thì thô sơ thế lực giữa ta và định có độ chênh lệch lớn đến đáng sợ. Nhưng điều đáng sợ ở đây là thiếu nhân tài còn khủng khiếp hơn. Chính vì thế mà nhân dân ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm:

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa

“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”.

Cùng với đó là những chiến thuật quân sự đúng đắn tài ba:

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh.

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều

Đánh một trận sạch không kình ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Qua đây tác giả muốn khẳng định rằng muốn thắng được quân thù trước hết phải có niềm tin và ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Ở hiền sẽ gặp lành vì thế bọn xấu xa đàn áp bóc lột nước ta nhất định thu và phải bị trừng trị thích đáng.

“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,

Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm

Lọng Giang,Lạng Sơn thây chất đầy đường,

Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước

Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,

Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng”.

Điều này chứng tỏ cuộc khởi nghĩa diễn ra thật quyết liệt và gay go. Nhưng cuối cùng quân ta cũng giành được thắng lợi.

Kết thúc bài Cáo là khúc ca khải hoàn vang lên:

“Xã tắc từ đây vững bền,

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ mà lại thái

Nhật nguyệt hối mà lại minh

Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.

Như vậy qua bài Cáo ta thấy được Nguyễn Trãi là một người cực kì giỏi giang và có những lời văn thật đanh thép. Bài Cáo của ông đã nói lên hết tội ác của quân Minh đàn áp nhân dân ta đến tận xương máu. Đặc biệt qua bài này tác giả muốn khẳng định truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc đoàn kết tương trợ lẫn nhau cùng những chiến thuật quân sự tài ba của người anh hùng Lê Lợi. Bài cáo này như một âm vang của đất trời đưa nước ta bước vào một kỉ nguyên mới tươi sáng hơn.

Thống kê tìm kiếm

  • ngẫm thù lớn há đội trời chung

Check Also

ao dai2 310x165 - Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Đề bài: Em hãy phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.